1. Thẻ nhớ
RPI chỉ đọc các file khởi động từ thẻ nhớ. Vì vậy mặc dù có thể chuyển hệ điều hành (OS) sang USB stick hay HDD, RPI vẫn cần thẻ nhớ trong quá trình khởi động. Hiện nay RPi 4 đã có thể khởi động từ USB, hỗ trợ cả hệ thống file MBR và GPT.
RPI model B dùng SD card trong khi model B+ dùng MicroSD card.
Có thể dùng MicroSD cho RPI model B nếu kèm với adapter MicroSD to SD
hoặc dùng một adapter đặc biệt được thiết kế cho RPI, gắn vừa khít vào board mạch
2. Adaptor nguồn 5V
RPI chỉ cần nguồn 700mA. Phần lớn adaptor nguồn của điện thoại di động cung cấp nguồn từ 700mA trở lên.
Tuy nhiên nếu cắm nhiều thiết bị qua cổng USB của RPI thì cần có nguồn công suất cao hơn, thí dụ 1A.
Cần phân biệt nguồn đầu vào của RPI và nguồn cung cấp bởi cổng USB. Nguồn từ USB 2.0 bị hạn chế tối đa là 500mA, trong khi các thiết bị dùng chuẩn USB 3.0 cần nguồn công suất cao hơn 800mA.
Một số HDD di động chuẩn USB 2.0 có thể chạy khi cắm vào RPI, nhưng phần lớn cần cung cấp nguồn riêng.
Ở RPI model B, có thể cấp nguồn qua cable dữ liệu gắn vào cổng USB. Như vậy chỉ cần một cable cho nguồn và dữ liệu. Tuy nhiên, cách cấp nguồn này có thể làm hỏng board mạch RPI nên đến model B+, tính năng này bị loại bỏ.
3. USB wifi
Nhiều USB wifi có thể chạy với RPI, nhưng cũng nhiều USB wifi không hoạt động. Vấn đề ở driver wifi được trang bị sẵn trong hệ điều hành của RPI không hổ trợ được tất cả thiết bị, nếu tìm được driver thích hợp cho USB wifi thì không có trở ngại gì. Danh sách USB wifi tương thích với RPI xem ở đây
Một số USB wifi tương thích có thể mua tại VN như Buffalo WLI-UC-GNHP, Edimax 7811, Tenda W311MI
Kết nối có dây hay không dây cần thiết để điều khiển RPI trong quá trình setup, cài phần mềm hay tìm lỗi … Ngoài ra RPI cũng có thể tham gia vào mạng nội bộ hay mạng toàn cầu với vai trò một server cung cấp dịch vụ web server, mail server, file server, UPNP, DLNA …
Cổng ethernet trên RPI thuộc chuẩn 100.
5. Dây HDMI
RPI có cổng HDMI. Dùng cáp HDMI để kết nối với các thiết bị trình chiếu có cổng HDMI khác để hiển thị hình ảnh, âm thanh. Nếu cáp HDMI có pin số 13 (CEC – Consumer Electronics Control) thì thiết bị đầu cuối (như TV) có thể truyền tín hiệu điều khiển đến thiết bị khác đang kết nối với nó
6. Màn hình
Mặc dù RPI là loại máy tính không màn hình (headless), nhưng màn hình cần trong quá trình cài đặt.
Có thể dùng TV (nối với RPI qua cable HDMI) hay laptop (nối với RPI qua mạng bằng phần mềm SSH) làm màn hình tạm thời. Ngoài ra RPI còn có thể xuất hình ảnh, âm thanh qua TV, máy chiếu nếu có kết nối thích hợp.
7. Bàn phím, chuột, điều khiển từ xa của TV
Mặc dù không thật cần thiết, nhưng có thể dùng loại bàn phím mini có kèm chuột hay điều khiển từ xa của TV để điều khiển RPI trình chiếu file multimedia